Bảo hiểm khoản vay là một tấm thẻ bảo vệ lợi ích của người vay và ngân hàng. Nhưng nếu bạn không rơi vào tình huống nguy hiểm, tiền bảo hiểm có được hoàn lại hay không? Cùng Takofin tìm câu trả lời chính xác nhất ngay phía bên dưới nhé!
Bảo hiểm khoản vay là gì?
Bảo hiểm khoản vay là hợp đồng hỗ trợ cho người vay tại các ngân hàng hoặc công ty tài chính. Bảo hiểm khoản vay ra đời với mục đích hỗ trợ cho cả người vay và người cho vay trong các trường hợp khẩn cấp, bất ngờ.
Nếu người vay gặp tai nạn hoặc mất tích, dẫn đến không đủ khả năng thanh toán nợ, bên bảo hiểm sẽ thanh toán khoản vay cho các ngân hàng hoặc công ty tài chính.
Các khoản vay sẽ được thanh toán đúng hạn, không bất kì bên nào phải chịu tổn thất khi mua bảo hiểm khoản vay.
Tuy nhiên, bạn có thể lựa chọn mua bảo hiểm khoản vay hay không. Các bên cho vay sẽ đề xuất và bạn có quyền từ chối đề nghị nếu không muốn phát sinh thêm chi phí.
Khoản phí bồi thường sẽ được quy định rõ trong hợp đồng, có thể là một phần khoản vay hoặc toàn bộ.
Bảo hiểm khoản vay sẽ mang lại lợi ích cho cả người cho vay và người vay – ngân hàng sẽ không phải lo lắng về khoản nợ quá hạn, người vay không phải vướng vào nợ xấu.
Những điều cần biết về bảo hiểm khoản vay
Trước khi ra quyết định mua bất kỳ loại bảo hiểm nào, bạn cần xem xét không chỉ về mặt lợi ích mà còn cân nhắc một số quy định và điều kiện đi kèm.
Điều kiện mua
Đầu tiên, bạn sẽ cần thỏa một số điều kiện bên dưới đây khi muốn mua bảo hiểm khoản vay:
- Bạn đang trong độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi – độ tuổi sẽ khác nhau tùy thuộc vào doanh nghiệp cung cấp bảo hiểm. Đây là độ tuổi cho thấy người tham gia đã có đủ khả năng ra quyết định và hiểu rõ các điều khoản trong hợp đồng.
- Bạn đang có khoản vay được chấp thuận bởi ngân hàng hoặc đơn vị cho vay.
- Áp dụng cho khoản vay từ 10 – 500 triệu đồng.
Bên trên là một số điều kiện cơ bản, ngoài ra, mỗi bảo hiểm sẽ bao gồm các chính sách bảo vệ và thời hạn khác nhau. Bạn nên trao đổi kỹ với tư vấn viên về sản phẩm và các điều khoản và chính sách trong hợp đồng để đưa ra quyết định sáng suốt nhất.
Cách tính
Cách tính bảo hiểm khoản vay sẽ tùy thuộc vào việc thỏa thuận giữa bên người vay và đơn vị cho vay. Thông thường, mức phí sẽ dao động trong khoảng từ 5-6% khoản vay trong hợp đồng.
Bạn có thể tham khảo cách tính như sau: Giả sử, bạn mua bảo hiểm khoản vay với mức phí 6% cho khoản vay 10 triệu đồng.
Số tiền bạn cần phải đóng để mua bảo hiểm = 10.000.000 x 6% = 600.000 (đồng)
Như vậy, bạn sẽ phải đóng 600.000 đồng cho bảo hiểm khoản vay, dự phòng cho trường hợp bạn gặp tai nạn hoặc tình huống khẩn cấp khiến bạn mất khả năng thanh toán.
Phân loại bảo hiểm khoản vay
Bảo hiểm khoản vay sẽ bao gồm 2 loại chính: bảo hiểm khoản vay tín chấp và bảo hiểm khoản vay thế chấp. Đây là 2 loại bảo hiểm hợp lệ trên thị trường hiện nay, ra mắt nhằm bảo đảm sự an toàn cho các giao dịch và giảm thiểu rủi ro cho người vay và đơn vị cho vay.
Bảo hiểm khoản vay tín chấp
Vay tín chấp là một hình thức vay không cần thế chấp tài sản, dựa vào chủ yếu uy tín của bạn là chính. Uy tín của người vay được xác định thông qua lịch sử tín dụng, thu nhập. Đối với những khoản vay nhỏ, vay tín chấp là một lựa chọn hàng đầu trên thị trường hiện nay.
Gói bảo hiểm khoản vay tín chấp được đánh giá là một “ủy thác” cho đơn vị bảo hiểm trả khoản vay trong trường hợp người cho vay mất đi khả năng thanh toán vì bệnh tật, tai nạn.
Mỗi chính sách bảo hiểm sẽ ghi rõ về các trường hợp đủ điều kiện để nhận hoàn trả hay hỗ trợ các khoản nợ ngân hàng hay công ty tài chính.
Bảo hiểm khoản vay thế chấp
Ngược lại, vay thế chấp là khoản vay được duyệt khi bạn có tài sản để thế chấp. Bạn sẽ cần cung cấp một số giấy tờ chứng minh sở hữu tài sản cho ngân hàng.
Trường hợp bạn không thể thanh toán nợ, quyền sở hữu tài sản của bạn sẽ mất đi theo điều khoản đã quy định trong hợp đồng.
Tương tự như bảo hiểm khoản vay tín chấp, gói bảo hiểm khoản vay thế chấp sẽ hỗ trợ người vay thanh toán trong trường hợp mất khả năng thanh toán – đối tượng hợp lệ được hỗ trợ từ bảo hiểm.
Có cần mua bảo hiểm khoản vay không?
Bảo hiểm khoản vay là một lựa chọn thích hợp đối với những ai cân nhắc các phương án dự phòng rủi ro. Một số lợi ích có thể cân nhắc cho cả bên cho vay và người vay khi mua bảo hiểm khoản vay.
Với bên cho vay
Nếu khách hàng mua bảo hiểm khoản vay, điều này đồng nghĩa với việc tổ chức, ngân hàng cho vay sẽ không phải lo lắng về việc thu hồi nợ.
Công ty bảo hiểm sẽ đại diện thanh toán trong trường hợp người vay gặp rủi ro, bệnh tật hay tai nạn – mất đi khả năng trả nợ.
Yếu tố bảo hiểm khoản vay là một trong những điều kiện giúp ngân hàng hay tổ chức cho vay nâng cao khả năng duyệt hồ sơ của khách hàng.
Trong trường hợp bạn đã mua bảo hiểm khoản vay, ngân hàng sẽ cho rằng bạn là một người có trách nhiệm về việc thanh toán trong bất kì tình huống nào. Vì vậy, tỷ lệ duyệt hồ sơ chắc chắn sẽ cao đối với những ai đã mua bảo hiểm khoản vay.
Với người đi vay
Khi người vay đang trong thời hạn thanh toán nợ, nếu có bất kì tình huống nguy hiểm (tai nạn, mất tích hay thương tật vĩnh viễn), đơn vị bảo hiểm sẽ đứng ra chịu trách nhiệm cho khoản vay.
Nếu người vay đã sở hữu bảo hiểm khoản vay, bạn có thể hưởng mức lãi suất thấp ở các công ty, ngân hàng cho vay. Bảo hiểm khoản vay là một cách thức khiến uy tín của bạn tăng lên trong quá trình duyệt hồ sơ.
Có bắt buộc phải mua bảo hiểm khoản vay không?
Theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN, bảo hiểm khoản vay là một hình thức không bắt buộc, bạn có lựa chọn mua hoặc từ chối đề nghị từ ngân hàng hoặc công ty bảo hiểm. Bảo hiểm sẽ chỉ hỗ trợ bạn trong những trường hợp khẩn cấp, bạn có thể coi đó là một dạng phí dự phòng, bạn có thể không mua khi vay.
Đặc biệt đối với những khoản vay nhỏ, thông thường, nhiều người sẽ lựa chọn vay tại một số đơn vị tài chính trả trong ngắn hạn. Vì vậy, bạn không nên mua khi vay với số tiền nhỏ, giúp bạn tiết kiệm chi phí bảo hiểm.
Một số bảo hiểm bắt buộc
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách;
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật;
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
- Bảo hiểm cháy nổ.
Ngoài danh sách này, bạn được tự do cân nhắc lựa chọn mặt lợi ích và ra quyết định mua các loại bảo hiểm phù hợp với nhu cầu của bản thân. Hãy lưu ý rằng trước khi ký hợp đồng, bạn cần trao đổi và đọc kỹ các điều khoản và quy định để tránh những rắc rối không đáng có về sau.
Tiền bảo hiểm khoản vay có được trả lại không?
Trong trường hợp bạn không gặp rủi ro tai nạn, phần phí được hoàn lại nếu như dư nợ khoản vay của người vay nhỏ hơn số tiền bảo hiểm chi trả. Công ty sẽ chi trả cho ngân hàng thụ hưởng, phần còn lại sẽ được chi trả cho người vay.
Trường hợp thứ hai: Nếu người vay và công ty bảo hiểm yêu cầu chấm dứt hợp đồng, văn bản đính kèm sẽ hợp lệ khi:
- Người vay yêu cầu chấm dứt hợp đồng, công ty bảo hiểm sẽ hoàn trả 70% phí bảo hiểm của thời gian còn lại.
- Công ty bảo hiểm yêu cầu chấm dứt hợp đồng thì công ty sẽ chấp nhận hoàn 100% phí bảo hiểm của thời gian còn lại.
- Hợp đồng sẽ tự động chấm dứt nếu bạn vượt mức số tuổi thỏa thuận của hai bên. Tại thời điểm này, công ty bảo hiểm không có nghĩa vụ hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua.
Trường hợp được trả bảo hiểm khoản vay
Bảo hiểm khoản vay chỉ được chi trả khi bạn rơi vào tình huống khẩn cấp. Các tình huống hợp lệ sau đây mới được hoàn trả phí bảo hiểm:
- Nếu người đóng bảo hiểm tử vong, bị thương tật dẫn đến mất khả năng vận động, không còn khả năng hồi phục;
- Người đóng bảo hiểm bị tòa án tuyên bố mất tích;
- Người đóng bảo hiểm tự tử trong 2 năm đầu của khoản vay;
- Người đóng bảo hiểm tham gia các môn thể thao nguy hiểm;
- Ảnh hưởng của hậu quả chiến tranh;
- Tai nạn do sử dụng ma túy hoặc bia rượu.
Nên mua bảo hiểm khoản vay của công ty nào?
Khi bạn phát sinh các nhu cầu vay tiêu dùng tại các ngân hàng hay công ty tài chính, bạn sẽ được tư vấn thông tin về bảo hiểm khoản vay.
Một số đơn vị cung cấp bảo hiểm khoản vay uy tín trên thị trường có thể kể đến như: VPBank, FE Credit, Agribank, Home Credit, Mcredit và BIDV.
Thông thường, hợp đồng bảo hiểm khoản vay sẽ không có nhiều sự khác nhau, mức phí dao động không quá nhiều. Vì vậy, bạn có thể ra quyết định dựa trên các điều khoản trên hợp đồng và các chính sách hoàn trả của mỗi đơn vị.
Ngoài ra, bạn nên cân nhắc thêm về mức lãi suất bạn phải trả cho khoản vay trước khi ra quyết định mua bảo hiểm khoản vay hay không.
Vì nếu các điều khoản của ngân hàng về hợp đồng bảo hiểm là như nhau, bạn quyết định dựa trên lãi suất thấp hay cao sẽ giúp bạn tiết kiệm một phần chi phí.
Bảo hiểm khoản vay vẫn có lợi ích như các bảo hiểm trên thị trường hiện nay, đều phục vụ cho mục đích dự phòng là chủ yếu.
Để có thể ra quyết định chính xác nhất, bạn cần đánh giá khả năng thanh toán của bản thân đối với kỳ hạn đã được thỏa thuận giữa đôi bên.
Đối với các khoản vay nhỏ, Takofin nghĩ rằng bạn không nên mua bảo hiểm khoản vay để tránh phát sinh chi phí. Bảo hiểm sẽ phù hợp khi người vay có những rủi ro về mặt sức khỏe.